Hầu hết các thiết bị đầu cuối thông minh như điện thoại smatrphone, máy tính bảng, laptop… thậm chí là tivi đều có thể kết nối WiFi. Những xu hướng này đang mở ra cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp dịch vụ.
>> Frost & Sullivan: Việt Nam có tỉ lệ sử dụng 3G thấp trong khu vực
>> Triển khai 4G: Năm 2015 mới là thời điểm thích hợp?
>> Di động băng rộng tại Việt Nam bước vào thời điểm bùng nổ?
>> Người dùng di động chẳng hiểu gì về 4G
>> Internet cáp quang: Người dùng nên tự bảo vệ mình
WiFi được phủ sóng tại nhiều điểm công cộng và thu hút được nhiều người sử dụng.
Mới đây, tại buổi toạ đàm về “Tương lai của Internet Việt Nam” do Hiệp hội Internet Việt Nam và CLB nhà báo ICT Việt Nam phối hợp tổ chức đã đề cập đến một xu hướng công nghệ đang rất phổ cập – đó là WiFi. Việt Nam không phải là nước thuộc hạng băng rộng phát triển nhưng lại được rất nhiều khách du lịch ngoại quốc đánh giá cao về độ phủ của WiFi tại các khu du lịch và phần lớn là miễn phí. Ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc Công ty VASC cho biết: “Nếu đi ra nước ngoài thì mới thấy Interrnet ở Việt Nam quá rẻ. Tôi vừa đi châu Âu về, khách sạn ở đó tính phí truy cập Internet là 2 euro/1phút, 240 euro/ngày đêm. Nếu may mắn thì người ta cho vào Internet miễn phí tối đa là 10 phút ở lễ tân. Trong khi đó ở Việt Nam, nhà nghỉ, quán cà phê cũng có WiFi tốc độ cao miễn phí”.
Khó thu tiền dịch vụ WiFi
Phát biểu tại buổi toạ đàm, ông Nguyễn Công Toản, Giám đốc Trung Tâm Phát triển hạ tầng miền Bắc của FPT Telecom cho biết: Ở Singapore, Pháp hay Campuchia, WiFi không hề miễn phí. Chẳng hạn như ở Campuchia, nếu tìm kiếm ở điểm công cộng có thể ra đến hơn chục điểm phát WiFi nhưng đều phải trả tiền với giá xấp xỉ 1 USD/giờ. Trước đây, FPT có dự án phát triển WiFi hoàn toàn miễn phí cho các toà nhà, nhà hàng, quán cà phê từ 2005. Thời điểm cao điểm nhất FPT đã phát triển tới gần 10.000 điểm ở Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, đến năm 2008 dự án đã phải dừng vì thiết bị truy cập WiFi lúc đó đa số là laptop, số người dùng chưa đủ nhiều và giải pháp khi đó cũng chỉ mới cung cấp dịch vụ indoor (trong nhà) đặt chủ yếu ở các địa điểm công cộng như quán cà phê.
“Sau một thời gian cung cấp, có những nhược điểm chủ yếu liên quan tới thói quen. Mặc dù FPT chỉ yêu cầu khách hàng nhập username và password là FPT nhưng cũng khiến khách hàng cảm thấy vô cùng khó chịu vì họ quen kết nối WiFi là tự động vào luôn, không phải dùng mật khẩu. Nhiều chủ quán chấp nhận tự bỏ tiền vài trăm nghìn làm hostpot để khách hàng không phải bị yêu cầu gõ mật khẩu nhằm kéo khách từ quán cà phê bên cạnh sang quán của mình. Ngoài ra, thói quen trả tiền WiFi cũng rất khó vì WiFi miễn phí khắp nơi”, ông Nguyễn Công Toản nói.
Ông Nguyễn Công Toản cho biết, thời điểm này, nếu doanh nghiệp quay trở lại cung cấp WiFi có lợi thế lớn về khả năng truy cập khi lượng máy tính bán ra tại các siêu thị – laptop chiếm hơn 60% hay hơn 98% thiết bị di động đều trang bị nền tảng WiFi. Thậm chí có rất nhiều thiết bị chỉ convert từ 3G sang WiFi. Với sự bùng nổ máy tính và điện thoại smartphone, gần 100% các thiết bị đều hỗ trợ WiFi, trong khi 3G chỉ là Option (lựa chọn). Tại Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ sẵn sàng cung cấp dịch vụ WiFi để khách hàng truy cập ở tại nhà và ngoài đường, nhưng cái khó nhất vẫn là làm sao để người dân trả tiền khi mà nhiều khách hàng vẫn quan niệm WiFi là miễn phí.
4G sẽ hỗ trợ WiFi
Trong khi FPT Telecom đưa ra những khó khăn về khả năng kinh doanh từ dịch vụ WiFi thì phía Đông Dương Telecom lại cho rằng, WiFi đang có tiềm năng lớn. Ông Nguyễn Anh Chiến, Phó Tổng Giám đốc Công ty Đông Dương Telecom cho rằng, trước đây FPT Telecom nhắm tới WiFi nhưng thời điểm đó chưa chín muồi vì giá hơi cao. Thời điểm này đang có nhiều thuận lợi vì chỉ với 1 triệu đồng, người dũng cũng có thể sở hữu những chiếc điện thoại smartphone có WiFi. Một vấn đề khác của FPT Telecom gặp khó là vấn đề phủ sóng Indoor (ngoài đường) khi access point phải gắn liền với đường dây ADSL nhưng hiện nay là xu thế không dây 4G. Công nghệ này cho phép có thể truy cập WiFi ở khắp mọi nơi theo hình thức thu 4G (4G là trung kế truyền dẫn – PV) phát WiFi mà không phải phụ thuộc chủ quán cà phê có cho hay không cho dùng WiFi. Như vậy, các cột điện cũng có thể cắm các access point phát WiFi dễ dàng. Hiện nhu cầu thực tế của người dân đã bắt đầu có và các nhà khai thác cũng đã có thể kinh doanh dịch vụ theo hình thức này.
“Các quán cà phê hiện nay ở Việt Nam đều đặt password WiFi và đổi hàng ngày. Chúng ta vẫn có thể thu tiền WiFi nhưng chỉ ở mức rẻ, khoảng vài nghìn đồng vì đây là nhu cầu cấp thiết của mọi người. Vẫn có cửa để các nhà cung cấp dịch vụ WiFi có thể phát triển được, đặc biệt là các nhà cung cấp ở Hà Nội, TP.HCM. Ở một số nước, họ cho WiFi miễn phí nhưng phải truy cập vào 1 website nhất định, đổi WiFi lấy quảng cáo và Singapore là điển hình cho kiểu kinh doanh này”, ông Phạm Anh Chiến nói.
Các ISP có thể hợp tác với nhà mạng để cung cấp WiFi
Mới đây, tại châu Âu, các nhà cung cấp 3G đã phải sử dụng WiFi để chống nghẽn cho 3G. Tại Trung Quốc, China Mobile cũng vừa trồng 1 triệu cột WiFi để chống nghẽn 3G. Ông Phạm Anh Chiến cho rằng, ở Việt Nam, đã có những nhà cung cấp dịch vụ có vấn đề về nghẽn 3G ở trung tâm và giải pháp WiFi chống nghẽn đang được tính đến. Vì vậy, nếu các ISP thúc đẩy WiFi tốt thì có thể thu tiền chống nghẽn từ các nhà cung cấp dịch vụ di động thông qua việc chia lợi nhuận hoặc đây là giải pháp của các nhà mạng di động để chống nghẽn.
Theo ICTnews
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét