Tận dụng sức mạnh của cộng đồng mạng, nhiều cá nhân và doanh nghiệp (DN) đã khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh trên Internet.
>> khởi nghiệp với 10 USD
>> Amazon – Đi lên từ những ý tưởng “điên rồ”
>> Ai là “người hùng” của Steve Jobs?
>> Steve Jobs & Bill Gates – Hai kẻ thù chuyên nghiệp
>> Renren: Facebook của Trung Quốc
Từ đam mê đến đầu tư
Cách đây vài năm, các diễn đàn (forum) thường xuất phát từ một cá nhân hoặc một nhóm người muốn chia sẻ thông tin, kiến thức, quan điểm về một đề tài hay lĩnh vực của xã hội. Với mục đích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm mang tính chuyên môn cao cho những người đang theo đuổi lĩnh vực này, các diễn đàn quy tụ ngày càng nhiều chuyên gia tham gia. Trong lĩnh vực công nghệ, có thể kể đến các diễn đàn: Tinh Tế, Tin học, Am-tech, Voz, GSM, Handheld, LedMobile, Vnpro…
Phát triển thương mại điện tử
Từ một nhóm người ban đầu, khi có nhiều người hưởng ứng, diễn đàn sẽ phát triển thành cộng đồng nhỏ và cộng đồng này lớn dần. Những lĩnh vực hơi “kén” thành viên tham gia như các diễn đàn về nhiếp ảnh, chơi xe, chơi mô hình máy bay, câu cá, chơi cây kiểng, thêu thùa… vẫn có nhiều thành viên tham gia.
Đến một thời điểm, khi số lượng thành viên của một cộng đồng lên đến con số hàng chục, trăm ngàn thì nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra. Ban đầu, giới trẻ là nhân tố tiên phong tận dụng lợi thế của cộng đồng mạng để kinh doanh nhỏ lẻ. DN chỉ mới vào cuộc với tư cách là nhà tài trợ cho những cộng đồng online sôi động. Dần dần, DN đã tự xây dựng kênh quảng cáo online để độc quyền quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình hay cho “thuê đất” để DN khác quảng cáo.
Một khi các khoản đầu tư được rót vào các diễn đàn, mục đích ban đầu của người chủ diễn đàn dần thay đổi. Họ bắt đầu có khả năng tính toán và trở thành nhà kinh doanh từ cộng đồng mạng do họ xây dựng. Đến nay, kinh doanh từ Internet trở nên chuyên nghiệp từ cách thức xây dựng cộng đồng mạng đến dịch vụ kinh doanh đa dạng.
Kinh doanh bài bản
Ban đầu các chủ diễn đàn khá lúng túng khi nhận được lời đề nghị tài trợ hay quảng cáo từ các DN. Khác với trang web thương mại điện tử chuyên mua bán, rao vặt, một số chủ diễn đàn ban đầu không đặt ra nhu cầu kinh doanh.
Dần dần, những lời đề nghị đầu tư hấp dẫn của các nhà cung cấp sản phẩm đã bắt đầu được các chủ diễn đàn xem xét. Tuy nhiên, chỉ một số hình thức tiếp cận các cộng đồng một cách “tế nhị” mới tạo được ấn tượng với đa số thành viên cộng đồng như: tặng quà hay phiếu giảm giá khuyến mãi hấp dẫn cho thành viên các diễn đàn, tiếp cận khách hàng mục tiêu bằng cách tài trợ offline (họp mặt), tổ chức những cuộc thi với giải thưởng giá trị cho thành viên diễn đàn…
Đến nay, chủ các diễn đàn đã không còn bỡ ngỡ như thời gian đầu. Họ dần có tầm nhìn xa và biết tính toán chiến lược kinh doanh. Cách làm việc cũng bài bản và chuyên nghiệp hơn qua việc tuyển dụng nhân sự khai thác dịch vụ, đưa ra bảng giá cho từng dịch vụ trên diễn đàn hoặc phổ biến nhất là kinh doanh dựa vào tiếng tăm đã có sẵn. Chẳng hạn diễn đàn Tinh tế có thêm quán cà phê Tinh Tế, trang âm nhạc Nhaccuatui có thêm cửa hàng thời trang, Webtretho có thêm công ty tổ chức sự kiện và khai thác quảng cáo, Vinagame mở rộng các sản phẩm online như trang tin tức, trang nhạc, điện ảnh, mua bán rao vặt, mạng xã hội…
Thay đổi nhiều nhất có lẽ là diễn đàn theuthua.com (chuyên về lĩnh vực thêu, may vá), từ một diễn đàn hướng dẫn cách thêu thùa, may vá, vẽ tranh, làm đồ thủ công và trưng bày sản phẩm của hội viên, nay diễn đàn này đã trở thành nơi bán nguyên vật liệu thêu.
Theo PC World VN
Link to full article
0 nhận xét:
Đăng nhận xét