Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Game thủ mua card đồ họa đều nhằm một mục đích chung đó là chơi game. Dĩ nhiên vẫn còn có nhiều công dụng khác nữa nhưng có lẽ chỉ là lý do phụ. Bởi thế mà thị trường này có sự cạnh tranh hết sức khốc liệt. Và đồng nghĩa với sự đa dạng của chủng loại cũng như giá thành khiến khách hàng phải đắn đo. Bởi vậy, những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn có sự lựa chọn hợp lý:


1. AMD hay NVIDIA?

Điều này không đơn giản như bạn tưởng. Cũng như khi bạn đắn đo giữa mua laptop hay máy tính để bàn, giữa Windows hay Mac, hai đối thủ AMD và NVIDIA có sự khác biệt đáng kể trong công nghệ sản xuất card đồ họa. Các game thủ hay những người dùng khác thường so sánh chúng bằng mắt thường khi cùng xem hai loại card này xử lý các game với chất lượng thế nào, màn hình có bị giật hay không, nét hay không... thay vì các yếu tố kĩ thuật chuyên sâu khác.


Tất nhiên, điều này là đúng đắn, nếu bạn cảm thấy có một sản phẩm hợp túi tiền và đã "test" thử chúng, hãy mua nó. (Lưu ý, AMD đã mua lại ATI và vẫn sử dụng thương hiệu ATI cho một số dòng card đồ họa của mình).

2. GPU

Được ví như trái tim của card đồ họa và là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá sức mạnh của chúng. Tên của nhân vật này thường khá rắc rối và bạn sẽ rất khó xác định được nếu không phải là người sành công nghệ. Tuy vậy vẫn có một mẹo nhỏ là các con số trên GPU càng cao thì càng chứng tỏ nó mới ra lò và mạnh hơn.

Với NVIDIA cũng tương tự, thêm vào đó các chữ cái cũng sẽ cho bạn biết được nhiều điều. Ví dụ như GTX dành cho game thủ, GTS là dòng phổ thông hơn và GT là dòng giá rẻ.

3. Clock Speed và Memory

Cũng giống như CPU, card đồ họa cũng có các quy tắc về Clock Speed và Memory tương tự. Với cùng một loại card, bộ nhớ lớn hơn cũng giống chuyện tốc độ nhanh hơn. Ví dụ như GTX 460 loại 1GB sẽ xử lý nhanh hơn GTX 460 loại 768MB.

Tương tự như vậy GDDR5 sẽ nhanh hơn so với DDR3 và GDDR3, dĩ nhiên giá tiền cũng khác. Các hệ thống sở hữu bộ nhớ thấp hơn sẽ có Colck Speed cao hơn để bù đắp những thiếu sót ban đầu. Song, điều này không có nghĩa là nó sẽ thực hiện tốt hơn công việc của những thiết bị khác.

4. Kích cỡ

Khi máy tính chỉ có chung một thiết kế là các đế 2 chân cao, người ta chẳng cần phải băn khoăn về kích thước của card đồ họa. Đáng tiếc, giờ đây mọi thứ đã khác. Với một loạt các kích cỡ khác nhau bạn cần phải để ý chọn đúng loại card thích hợp. Ví dụ như các loại card mạnh hơn, cũ hơn sẽ khó mà lắp vừa case Micro-ATX. Hiện tại, thẻ ATI Radeon HD 5970 đang là loại dài nhất với kỷ lục 11.5 inch.

5. DirectX

Mỗi card đồ họa sẽ hỗ trợ các phiên bản khác nhau của bộ sưu tập Microsoft DirextX, cung cấp các tính năng đồ họa và xử lý khác nhau. Các thông số cụ thể sẽ quan trọng hơn với game thủ để lựa chọn loại card thích hợp. Tuy nhiên có một lưu ý rằng thẻ hỗ trợ phiên bản DirextX cao hơn sẽ có chất lượng hình ảnh tốt hơn. Hiện tại phiên bản cao nhất là DirextX 11 và dòng card đồ họa mới nhất của AMD hay NVIDIA đã hỗ trợ nó.

6. Lường trước khả năng cấp điện của bộ nguồn

Khả năng cung cấp của bộ nguồn cũng là một trong những yếu tố quan trọng phát huy khả năng xử lý của video card. Đây là một trong những thiết bị tốn điện nhất trong dàn máy tính. Thông thường, nhà sản xuất sẽ in điện năng tiêu thụ của card đồ họa ngay trên vỏ hộp. Con số này sẽ cao hơn thực tế một chút để đề phòng quá tải điện hệ thống.

Ngoài ra tính ổn định của nguồn điện cũng cần được chú ý với các dòng thẻ cao cấp. Hiện tại, các sản phẩm như GPU ATI Radeon HD 5970 cần 300watt và Nvidia GeForce GTX 480 trở lên là 250watt. Ngoài ra tính ổn định của nguồn điện cũng cần phải quan tâm.

7. Bộ nối điện

Lắp đặt card đồ họa không hề đơn giản, nếu bạn mua một thiết bị thực sự "chất", bạn cần phải trang bị đầy đủ điện năng để tối ưu hóa sức mạnh ấy. Các khe cắm, 1 hoặc 2 với sáu hay tám chân sẽ tìm thấy được ở bên cạnh card video gần nhất sâu bên trong máy tính (thường ở bên cạnh ổ cứng). Nếu không truyền đủ điện năng máy của bạn sẽ không thể khởi động được.

8. Cổng kết nối


Cách phổ biến nhất là kết nối màn hình của bạn với card đồ họa thông qua cổng DVI với giắc cắm hình thang (thường là màu trắng). Một số card đồ họa hiện có tới 2 cổng ra cho phép hiển thị ở thêm một màn hình nữa nếu muốn. Tuy nhiên đó không phải là cổng ra duy nhất. Bạn có thể kết nối nó qua HDMI hay mini HDMI để xuất ra một TVHD hay các thiết bị tương tự. Ngoài ra, DisplayPort đã và đang hứa hẹn sẽ là một sự thay thế tuyệt vời cho DVI với khả năng hỗ trợ tốt hơn.

9. Thiết lập Multi - Card

Nếu bo mạch chủ của bạn có nhiều hơn một khe cắm PCIe x16, bạn sẽ có cơ hội để lắp thêm các card thứ 2, 3 hay 4 vào PC của mình, miễn là bạn cung cấp đủ điện năng. Tuy nhiên việc kết hợp cũng là một vấn đề. AMD và Nvidia cung cấp các phần mềm cho phép bạn liên kết hai hoặc nhiều thẻ thành một thẻ duy nhất để tối ưu hóa khả năng xử lý video (AMD là CrossFireX và Nvidia là Scalable Link Interface, hoặc SLI). Hãy lưu ý là rất khó kết hợp các thẻ của Nvidia và bạn gần như phải sử dụng chung một loại GPU.

10. Các tính năng đặc biệt

Có các bổ sung nhỏ tạo ra sự khác biệt giữa AMD và Nvidia. AMD đã tạo ra điểm nhấn đáng kể với công nghệ Eyefinity của mình, hỗ trợ đơn giản hóa việc cài đặt và hoạt động với 6 màn hình đơn khi cần thiết. Nvidia cũng có một phiên bản tương tự có tên Nvidia Surround. Và cả 3D Vision giúp bạn chơi được các game 3D đình đám. Dĩ nhiên sự đặc biệt này không hề miễn phí và bạn cần phải cân nhắc khi đưa ra các quyết định của mình.


Nguồn: Game8

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts